Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

Kỹ năng và kiến thức căn bản trong phẫu thuật

2.1-Rạch da và khâu da:


Các vấn đề cần chú ý khi rạch da (hình 13):

o Dự trù sẵn độ dài của đường rạch để bảo đảm bộc lộ đầy đủ phẫu trường.

o Giữ yên da với hai ngón của một bàn tay, tay còn lại cầm dao rạch da với đường rạch liên tục. Mặt phẳng của lưỡi dao được giữ vuông góc với mặt phẳng da.

o Mỗi lần rạch, rạch từng lớp một. Giữ nguyên độ dài của đường rạch sau mỗi lần rạch. Nếu có thời gian, cầm máu sau mỗi lần rạch.

Phương pháp khâu đóng da thường được thực hiện nhất là khâu đóng một lớp với chỉ không tan và một sợi (tốt nhất là chỉ nylon 3-0 hay 4-0). Mủi khâu da thường là mủi rời. Mủi khâu “cắn” 1 cm mô ở hai phía (hình 13). Các mũi khâu cách nhau 1 cm.

Trong trường hợp lớp mỡ dưới da dày, có thể khâu đóng riêng mô mỡ dưới da. Mũi khâu đóng mô dưới da là mủi rời, bắt đầu từ đáy vết thương lên để lộn nơ chỉ xuống phía dưới (hình 14). Chỉ dùng để khâu mô mỡ dưới da phải là loại chỉ tan (tốt nhất là polyglactic hay polyglycolic acid 3-0 hay 4-0). Có thể dùng chỉ không tan để khâu đóng mô mỡ dưới da, với điều kiện chúng phải là chỉ loại đơn sợi và không phải là nylon.

Khi vết thương bị dây trùng đáng kể, tốt nhất là để hở vết thương, khâu các mủi chờ (hình 15), đắp gạc tẩm nước muối sinh lý vào vết thương. Sau 2-5 ngày sẽ đóng vết thương bằng xiết các mủi chỉ chờ.

2.2-Cầm máu:

Nếu máu chảy ri rỉ, cầm máu bằng cách ép chỗ chảy bằng gạc.

Nếu thấy một mạch máu đang chảy máu, cầm máu bằng đốt điện, buộc hay khâu buộc (hình 16). Vị trí đốt điện không quá gần da. Nếu buộc cầm máu, cắt hai đầu chỉ buộc càng ngắn càng tốt.

Khi buộc cầm máu một mạch máu tương đối lớn, hay khi nghi ngờ nút chỉ buộc cầm máu có thể bị sút, nên cầm máu bằng khâu buộc. Việc cầm máu bằng khâu buộc được thực hiện bằng cách xuyên kim qua mạch máu và sau đó buộc vòng quanh mạch máu. Đặt một nút chỉ buộc thứ hai ở bên dưới của nút khâu buộc.


HÌnh 13- Rạch da và khâu đóng da


Hình 14- Khâu đóng mô dưới da



Hình 15- Mủi khâu chờ (khâu da kỳ đầu muộn)


Hình 16- Khâu buộc cầm máu



2.3-Buộc chỉ:

Các nguyên tắc căn bản của buộc chỉ trong phẫu thuật:

o Nút chỉ phải dẹt và chắc chắn, các nơ chỉ không bị lỏng.

o Nút chỉ càng nhỏ và hai đầu chỉ càng ngắn càng tốt để giảm thiểu nguy cơ phản ứng của cơ thể đối với vật lạ.

o Khi buộc chỉ, nên tránh gây ra sự cọ xát giữa hai nhánh chỉ buộc để không làm tổn thương sợi chỉ.

o Không dùng dụng cụ phẫu thuật để kẹp sợi chỉ (trừ việc kẹp ở đầu chỉ khi buộc chỉ bằng dụng cụ). Động tác này có thể làm tổn thương sợi chỉ.

o Không làm căng sợi chỉ quá mức khi buộc. Động tác này có thể làm đứt sợi chỉ hay đứt mô.

o Không buộc chỉ quá chặt. Động tác này có thể gây thiếu máu, dẫn đến hoại tử mô.

o Sau khi đã buộc nơ thứ nhất, giữ cho một nhánh chỉ căng. Động tác này sẽ tránh được lỏng nơ.

o Nơ buộc cuối cùng nên càng nằm theo chiều ngang càng tốt.

Có hai loại nút chỉ: nút vuông và nút của “nhà ngoại khoa” (surgeon’s knot) (hình 17)




Hình 17- Các nút chỉ buộc chính trong ngoại khoa: nút vuông (hình trên trái) và nút “của nhà ngoại khoa”

Các nút chỉ có thể được buộc bằng một tay, hai tay hay bằng dụng cụ (hình 18,19,20)




Hình 18- Kỹ thuật buộc nút vuông bằng hai tay


Hình 19- Kỹ thuật buộc nút vuông bằng một tay

Hình 20- Kỹ thuật buộc nút của “nhà ngoại khoa” bằng hai tay

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét