1.1-Cân bằng nước và natri:
Nước chiếm 50% trọng lượng cơ thể (TLCT) ở phụ nữ và 60% TLCT ở nam giới. Ở trẻ em, tỉ lệ này cao hơn (trẻ nhũ nhi: 80%).
Nước trong cơ thể bao gồm nước nội bào (chiếm 2/3) và nước ngoại bào (chiếm 1/3).
Nước ngoại bào bao gồm dịch kẽ (3/4) và huyết tương (1/4).
Tính chất thẩm thấu của một dung dịch nói chung và dịch cơ thể nói riêng được quyết định bởi số lượng các tiểu phần hoàn tan chớ không phải bởi khối lượng của chúng. Trong các ngăn dịch của cơ thể, các ion đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tính chất thẩm thấu của ngăn dịch đó.
Na+ là cation chính của dịch ngoại bào. Na+ và các anion phụ thuộc (HCO3- , Cl-) quyết định 90% tính thẩm thấu của dịch ngoại bào.
K+ là cation chính của dịch nội bào. K+ cũng có vai trò quan trong trong việc quyết định tính thẩm thấu của dịch nội bào.
Trên lâm sàng, rối loạn cân bằng nước luôn gắn liền với rối loạn cân bằng các điện giải, đặc biệt là natri.
Điều hoà cân bằng xuất nhập nước được thực hiện thông qua hai cơ chế chính: cơ chế khát điều hoà lượng nước nhập và hormone ADH điều hoà lượng nước xuất.
Na+ được điều hoà chủ yếu ở thận, dưới tác động của 3 yếu tố: huyết áp, aldosterone và hormone lợi niệu natri (ANP). Aldosterone là yếu tố chính giúp thận bảo tồn natri.
1.2-Tăng natri huyết tương:
1.2.1-Nguyên nhân:
Giảm thể tích dịch ngoại bào:
o Cơ thể giảm thu nhận:
Ung thư thực quản
Hôn mê
Giảm cảm giác khát do tuổi già, mắc bệnh tâm thần, tổn thương trung tâm khát do chấn thương, u bướu, viêm nhiễm…
o Mất nước ngoài thận:
Tiêu chảy
Bỏng
Sốt
Đổ nhiều mồ hôi do vận động quá mức
o Mất nước qua thận:
Thuốc lợi tiểu
Tiểu đường chưa kiểm soát
Truyền manitol
Ăn quá nhiều protein
Tăng thể tích dịch ngoại bào:
o Sai lầm trong điều trị: truyền nhiều dung dịch muối.
o Ngộ độc muối: nhầm lẫn khi nuôi ăn trẻ nhỏ, rớt xuống biển.
Thể tích dịch ngoại bào không thay đổi: bệnh lý thường gặp nhất là đái tháo nhạt. Đái tháo nhạt có hai loại: đái tháo nhạt trung ương và đái tháo nhạt do thận.
1.2.2-Chẩn đoán:
Triệu chứng của tình trạng tăng áp lực thẩm thấu: giảm sức cơ, dễ bị kích thích…Nếu nặng hơn, BN mê sãng, động kinh, hôn mê và có các tổn thương thần kinh không hồi phục.
Triệu chứng của sự thay đổi thể tích dịch ngoại bào:
o Tăng thể tích dịch ngoại bào: tăng thân trọng, mạch căng và nẩy rõ, huyết áp hơi tăng, phù, rale khi nghe phổi hoặc tiếng gallo S3 khi nghe tim.
o Giảm thể tích dịch ngoại bào:
Giảm nhẹ (mất dưới 4% TLCT): khát, mạch nhanh, nước tiểu giảm thể tích nhưng lớn hơn 1000 mL/24 giờ, tỉ số BUN/creatinin lớn hơn 20, X-quang phổi: giảm tuần hoàn phổi.
Giảm trung bình (mất 4-8% TLCT): giảm huyết áp tư thế, Hct tăng, nước tiểu ít hơn 1000 mL/24 giờ.
Giảm nặng (mất 8-12% TLCT): sốc, nước tiểu ít hơn 500 mL/24 giờ.
Giảm rất nặng (mất hơn 12% TLCT): lơ mơ hay hôn mê, truỵ mạch, vô niệu.
1.2.3-Điều trị:
1.2.3.1-Trường hợp giảm thể tích:
Nguyên tắc điều trị:
o Trước tiên, khôi phục lại nồng độ thẩm thấu bình thường của dịch thể
o Tiếp theo, khôi phục lại thể tích bình thường của dịch thể
o Sau cùng, bổ sung các điện giải khác bị mất và điều chỉnh rối loạn kiềm toan nếu có
Đánh giá lượng nước thiếu hụt dựa vào lâm sàng, hay tính toán theo công thức sau:
Vthiếu = tổng lượng nước cơ thể x [(Na+ huyết tương/ 140) - 1]
Việc đánh giá lượng nước thiếu hụt được thực hiện mỗi ngày. Chỉ bù trong ngày ½ lượng nước thiếu hụt theo tính toán, cộng với lượng duy trì (25-35 mL/kg/24 giờ).
Trung bình cần 2-3 ngày để bồi hoàn một trường hợp mất nước nặng.
Xét nghiệm nồng độ Na+ huyết thương thường xuyên để bảo đảm hiệu quả của việc điều trị.
Na+ huyết tương nên được hạ từ từ, khoảng 0,5 mEq/L/giờ và không quá 10 mEq/L/24 giờ đầu tiên.
Nếu bệnh nhân còn uống được, bù nước qua đường miệng. Trong trường hợp thiếu nước trầm trọng hoặc bệnh nhân không uống được, bù nước qua đường tĩnh mạch. Dung dịch dùng để bù là Glucose 5% hoặc NaCl 0,45%.
1.2.3.2-Trường hợp tăng thể tích:
Nếu BN bị quá tải natri, cắt ngay các loại dịch truyền gây quá tải, cho bệnh nhân ăn chế độ nhạt hoàn toàn.
Để khôi phục lại thể tích bình thường, dùng các tác nhân lợi niệu.
Để khôi phục lại nồng độ thẩm thấu bình thường của dịch thể, dùng dung dịch Glucose 5% hoặc NaCl 0,45%.
1.3-Giảm natri huyết tương:
1.3.1-Nguyên nhân:
Giảm natri huyết tương, nồng độ thẩm thấu huyết tương bình thường:
o Giảm natri huyết tương giả tạo: gặp trong nhiều trạng thái bệnh lý trong đó có sự tăng protid hoặc lipid huyết tương.
o Giảm natri huyết thoáng qua: bệnh nhân đang được truyền các dung dịch glucose, manitol đẳng trương.
Giảm natri huyết tương, nồng độ thẩm thấu huyết tương tăng:
o Tăng áp lực thẩm thấu huyết tương ở bệnh nhân tiểu đường
o Bệnh nhân đang được truyền các dung dịch glucose, manitol ưu trương
Giảm natri huyết tương, nồng độ thẩm thấu huyết tương giảm:
o Thể tích dịch ngoại bào giảm:
Nguyên nhân thường gặp nhất trên lâm sàng là sự bồi hoàn không đầy đủ dịch mất có chứa nhiều natri (dịch tiêu hoá) bằng các dung dịch không hoặc chứa ít natri (Glucose 5% hoặc NaCl 0,45%).
Tiêu chảy
Các nguyên nhân khác:
Giảm natri huyết ở người uống bia
Chứng nhược năng aldosterone
Sau loại bỏ tắc nghẽn đường niệu hai bên
Tình trạng xuất huyết
o Thể tích dịch ngoại bào tăng:
Suy tim ứ huyết
Xơ gan
Hội chứng thận hư
Giai đoạn thiểu niệu của hoại tử ống thận cấp.
Các trạng thái thặng dư hormone vỏ thượng thận: hội chứng Cushing, hội chứng cường aldosterone nguyên phát và thứ phát …
o Thể tích dịch ngoại bào không thay đổi:
Giảm natri huyết hậu phẫu: có thể xảy ra sau một phẫu thuật chương trình không có biến chứng, ở bệnh nhân hoàn toàn khoẻ mạnh trước đó. BN thường là nữ. Bệnh thường được phát hiện vào ngày hậu phẫu 5-7. Natri huyết tương thường trong khoảng 125-130 mEq/L. Đa số trường hợp BN không có triệu chứng gì và không cần phải được điều trị.
Hội chứng tăng tiết không thích hợp ADH (SIADH)
Các nguyên nhân khác:
Ngộ độc nước
Khát bệnh lý
Thuốc lợi tiểu thiazide
Thiếu hụt kali
Hội chứng sau cắt đốt nội soi tiền liệt tuyến: xảy ra khi có sự hấp thu một số lượng đáng kể các chất trong dung dịch ròng (glycine, sorbitol, manitol).
1.3.2-Chẩn đoán:
Triệu chứng phụ thuộc vào sự thay đổi nồng độ thẩm thấu huyết tương và thể tích dịch ngoại bào.
Na+ huyết tương < 120 mEq/L: nhức đầu, nôn ói, nhìn đôi, tri giác lơ mơ, dẫn tới hôn mê và xuất hiện các cơn co giật.
Nên nghĩ đến chẩn đoán SIADH khi BN có:
o Tình trạng giảm natri huyết tương
o Nước tiểu cô đặc tương đối (nồng độ thẩm thấu lớn hơn 300 mmol/kg)
o Không có biểu hiện phù, hạ huyết áp tư thế hoặc mất nước
Chẩn đoán xác định SIADH bằng cách định lượng ADH trong huyết tương hoặc nước tiểu.
Hội chứng sau cắt đốt nội soi tiền liệt tuyến: nếu dung dịch ròng là glycine, có thể biểu hiện bằng các triệu chứng tim mạch và thần kinh: hạ huyết áp, chậm nhịp tim, rối loạn thị lực và mù tạm thời.
1.3.3-Điều trị:
1.3.3.1-Trường hợp giảm thể tích:
Nguyên tắc chung:
o Trước tiên, khôi phục lại nồng độ thẩm thấu bình thường của dịch thể
o Tiếp theo, khôi phục lại thể tích bình thường của dịch thể
o Sau cùng, bổ sung các điện giải khác bị mất và điều chỉnh rối loạn kiềm toan nếu có
Giảm natri huyết tương mức độ nhẹ (Na+ huyết tương = 120-135 mEq/L): dùng dung dịch NaCl 0,9%. Na+ huyết tương nên được tăng từ từ, khoảng 0,3 mEq/L/giờ và không quá 8 mEq /L trong 24 giờ đầu tiên.
Khi Na+ huyết tương < 120 mEq/L, nên sử dụng dung dịch NaCl 3%, mức độ tăng khoảng 1-2 mEq/L/giờ cho đến khi Na+ huyết tương lên đến giới hạn an toàn (120-130 mEq/L).
Giảm natri huyết trầm trọng (Na+ huyết tương < 110 mEq/L hoặc bệnh nhân lơ mơ, hôn mê, co giật…), có thể cho phép mức độ tăng tối đa 5 mEq /L/giờ cho đến giới hạn an toàn.
1.3.3.2-Trường hợp tăng thể tích:
Nguyên tắc chung:
o Giới hạn muối và nước trong chế độ ăn uống hằng ngày
o Điều trị giảm kali huyết và thúc đẩy sự bài niệu mà trong đó bài niệu nước vượt trội hơn bài niệu natri.
Cụ thể:
o Lượng nước nhập hằng ngày nên thấp hơn lượng nước tiểu
o Theo dõi thân trọng hằng ngày để đánh giá hiệu quả điều trị
o Sử dụng thích hợp thuốc lợi tiểu quai (furosemide) cũng như điều chỉnh sự thiếu hụt kali
1.3.3.3-Điều trị đặc hiệu:
1.3.3.3.1-Bồi hoàn nước và natri ở bệnh nhân tiểu đường bị nhiễm ketone và tăng áp lực thẩm thấu:
Dung dịch bắt đầu nên là NaCl 0,9%. Trong 2-4 giờ đầu tiên, tốc độ truyền được duy trì 5 mL/kg/giờ nếu bệnh nhân bị thiếu hụt thể tích nhẹ (khát nước, khô niêm mạc hầu họng), 10 mL/kg/giờ nếu thiếu hụt thể tích trung bình, 15 mL/kg/giờ nếu thiếu hụt thể tích trầm trọng (sốc, hoại tử ống thận cấp, nhiễm toan lactic).
Các dung dịch đại phân tử được dành cho những trường hợp sốc nặng (tốc độ 10 mL/kg/giờ, có thể gấp đôi nếu không thấy hiệu quả), và truyền cùng lúc với dung dịch NaCl 0,9%.
Sau 2-4 giờ, giảm tốc độ truyền xuống ½, trừ trường hợp huyết động học chưa ổn định. Chuyển sang truyền dung dịch NaCl 0,45% nếu Na+ huyết tương tăng và bệnh nhân không có biểu hiện phù não.
Khi đường huyết giảm xuống tới mức 250 mg/dL, bắt đầu truyền dung dịch Glucose 5%.
Sau 4 giờ, nếu bệnh nhân không nôn ói, bắt đầu cho bệnh nhân uống (100-200 mL/giờ) đồng thời giảm lượng dịch truyền tương ứng.
1.3.3.3.2-SIADH:
Chủ yếu là hạn chế nước nhập hằng ngày (800-1000 mL), cung cấp đủ muối kết hợp với điều trị căn nguyên.
Dung dịch muối ưu trương dành cho những trường hợp nặng, có dấu chứng thần kinh.
Demeclocycline là chất ức chế tác dụng của ADH, có thể được sử dụng trong thời gian dài (600-900 mg/ngày).
Furosemide có tác dụng đối kháng với ADH (làm giảm tính ưu trương của tuỷ thận) có thể sử dụng kết hợp với dung dịch muối ưu trương trong trường hợp cấp cứu.
Nước chiếm 50% trọng lượng cơ thể (TLCT) ở phụ nữ và 60% TLCT ở nam giới. Ở trẻ em, tỉ lệ này cao hơn (trẻ nhũ nhi: 80%).
Nước trong cơ thể bao gồm nước nội bào (chiếm 2/3) và nước ngoại bào (chiếm 1/3).
Nước ngoại bào bao gồm dịch kẽ (3/4) và huyết tương (1/4).
Tính chất thẩm thấu của một dung dịch nói chung và dịch cơ thể nói riêng được quyết định bởi số lượng các tiểu phần hoàn tan chớ không phải bởi khối lượng của chúng. Trong các ngăn dịch của cơ thể, các ion đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tính chất thẩm thấu của ngăn dịch đó.
Na+ là cation chính của dịch ngoại bào. Na+ và các anion phụ thuộc (HCO3- , Cl-) quyết định 90% tính thẩm thấu của dịch ngoại bào.
K+ là cation chính của dịch nội bào. K+ cũng có vai trò quan trong trong việc quyết định tính thẩm thấu của dịch nội bào.
Trên lâm sàng, rối loạn cân bằng nước luôn gắn liền với rối loạn cân bằng các điện giải, đặc biệt là natri.
Điều hoà cân bằng xuất nhập nước được thực hiện thông qua hai cơ chế chính: cơ chế khát điều hoà lượng nước nhập và hormone ADH điều hoà lượng nước xuất.
Na+ được điều hoà chủ yếu ở thận, dưới tác động của 3 yếu tố: huyết áp, aldosterone và hormone lợi niệu natri (ANP). Aldosterone là yếu tố chính giúp thận bảo tồn natri.
1.2-Tăng natri huyết tương:
1.2.1-Nguyên nhân:
Giảm thể tích dịch ngoại bào:
o Cơ thể giảm thu nhận:
Ung thư thực quản
Hôn mê
Giảm cảm giác khát do tuổi già, mắc bệnh tâm thần, tổn thương trung tâm khát do chấn thương, u bướu, viêm nhiễm…
o Mất nước ngoài thận:
Tiêu chảy
Bỏng
Sốt
Đổ nhiều mồ hôi do vận động quá mức
o Mất nước qua thận:
Thuốc lợi tiểu
Tiểu đường chưa kiểm soát
Truyền manitol
Ăn quá nhiều protein
Tăng thể tích dịch ngoại bào:
o Sai lầm trong điều trị: truyền nhiều dung dịch muối.
o Ngộ độc muối: nhầm lẫn khi nuôi ăn trẻ nhỏ, rớt xuống biển.
Thể tích dịch ngoại bào không thay đổi: bệnh lý thường gặp nhất là đái tháo nhạt. Đái tháo nhạt có hai loại: đái tháo nhạt trung ương và đái tháo nhạt do thận.
1.2.2-Chẩn đoán:
Triệu chứng của tình trạng tăng áp lực thẩm thấu: giảm sức cơ, dễ bị kích thích…Nếu nặng hơn, BN mê sãng, động kinh, hôn mê và có các tổn thương thần kinh không hồi phục.
Triệu chứng của sự thay đổi thể tích dịch ngoại bào:
o Tăng thể tích dịch ngoại bào: tăng thân trọng, mạch căng và nẩy rõ, huyết áp hơi tăng, phù, rale khi nghe phổi hoặc tiếng gallo S3 khi nghe tim.
o Giảm thể tích dịch ngoại bào:
Giảm nhẹ (mất dưới 4% TLCT): khát, mạch nhanh, nước tiểu giảm thể tích nhưng lớn hơn 1000 mL/24 giờ, tỉ số BUN/creatinin lớn hơn 20, X-quang phổi: giảm tuần hoàn phổi.
Giảm trung bình (mất 4-8% TLCT): giảm huyết áp tư thế, Hct tăng, nước tiểu ít hơn 1000 mL/24 giờ.
Giảm nặng (mất 8-12% TLCT): sốc, nước tiểu ít hơn 500 mL/24 giờ.
Giảm rất nặng (mất hơn 12% TLCT): lơ mơ hay hôn mê, truỵ mạch, vô niệu.
1.2.3-Điều trị:
1.2.3.1-Trường hợp giảm thể tích:
Nguyên tắc điều trị:
o Trước tiên, khôi phục lại nồng độ thẩm thấu bình thường của dịch thể
o Tiếp theo, khôi phục lại thể tích bình thường của dịch thể
o Sau cùng, bổ sung các điện giải khác bị mất và điều chỉnh rối loạn kiềm toan nếu có
Đánh giá lượng nước thiếu hụt dựa vào lâm sàng, hay tính toán theo công thức sau:
Vthiếu = tổng lượng nước cơ thể x [(Na+ huyết tương/ 140) - 1]
Việc đánh giá lượng nước thiếu hụt được thực hiện mỗi ngày. Chỉ bù trong ngày ½ lượng nước thiếu hụt theo tính toán, cộng với lượng duy trì (25-35 mL/kg/24 giờ).
Trung bình cần 2-3 ngày để bồi hoàn một trường hợp mất nước nặng.
Xét nghiệm nồng độ Na+ huyết thương thường xuyên để bảo đảm hiệu quả của việc điều trị.
Na+ huyết tương nên được hạ từ từ, khoảng 0,5 mEq/L/giờ và không quá 10 mEq/L/24 giờ đầu tiên.
Nếu bệnh nhân còn uống được, bù nước qua đường miệng. Trong trường hợp thiếu nước trầm trọng hoặc bệnh nhân không uống được, bù nước qua đường tĩnh mạch. Dung dịch dùng để bù là Glucose 5% hoặc NaCl 0,45%.
1.2.3.2-Trường hợp tăng thể tích:
Nếu BN bị quá tải natri, cắt ngay các loại dịch truyền gây quá tải, cho bệnh nhân ăn chế độ nhạt hoàn toàn.
Để khôi phục lại thể tích bình thường, dùng các tác nhân lợi niệu.
Để khôi phục lại nồng độ thẩm thấu bình thường của dịch thể, dùng dung dịch Glucose 5% hoặc NaCl 0,45%.
1.3-Giảm natri huyết tương:
1.3.1-Nguyên nhân:
Giảm natri huyết tương, nồng độ thẩm thấu huyết tương bình thường:
o Giảm natri huyết tương giả tạo: gặp trong nhiều trạng thái bệnh lý trong đó có sự tăng protid hoặc lipid huyết tương.
o Giảm natri huyết thoáng qua: bệnh nhân đang được truyền các dung dịch glucose, manitol đẳng trương.
Giảm natri huyết tương, nồng độ thẩm thấu huyết tương tăng:
o Tăng áp lực thẩm thấu huyết tương ở bệnh nhân tiểu đường
o Bệnh nhân đang được truyền các dung dịch glucose, manitol ưu trương
Giảm natri huyết tương, nồng độ thẩm thấu huyết tương giảm:
o Thể tích dịch ngoại bào giảm:
Nguyên nhân thường gặp nhất trên lâm sàng là sự bồi hoàn không đầy đủ dịch mất có chứa nhiều natri (dịch tiêu hoá) bằng các dung dịch không hoặc chứa ít natri (Glucose 5% hoặc NaCl 0,45%).
Tiêu chảy
Các nguyên nhân khác:
Giảm natri huyết ở người uống bia
Chứng nhược năng aldosterone
Sau loại bỏ tắc nghẽn đường niệu hai bên
Tình trạng xuất huyết
o Thể tích dịch ngoại bào tăng:
Suy tim ứ huyết
Xơ gan
Hội chứng thận hư
Giai đoạn thiểu niệu của hoại tử ống thận cấp.
Các trạng thái thặng dư hormone vỏ thượng thận: hội chứng Cushing, hội chứng cường aldosterone nguyên phát và thứ phát …
o Thể tích dịch ngoại bào không thay đổi:
Giảm natri huyết hậu phẫu: có thể xảy ra sau một phẫu thuật chương trình không có biến chứng, ở bệnh nhân hoàn toàn khoẻ mạnh trước đó. BN thường là nữ. Bệnh thường được phát hiện vào ngày hậu phẫu 5-7. Natri huyết tương thường trong khoảng 125-130 mEq/L. Đa số trường hợp BN không có triệu chứng gì và không cần phải được điều trị.
Hội chứng tăng tiết không thích hợp ADH (SIADH)
Các nguyên nhân khác:
Ngộ độc nước
Khát bệnh lý
Thuốc lợi tiểu thiazide
Thiếu hụt kali
Hội chứng sau cắt đốt nội soi tiền liệt tuyến: xảy ra khi có sự hấp thu một số lượng đáng kể các chất trong dung dịch ròng (glycine, sorbitol, manitol).
1.3.2-Chẩn đoán:
Triệu chứng phụ thuộc vào sự thay đổi nồng độ thẩm thấu huyết tương và thể tích dịch ngoại bào.
Na+ huyết tương < 120 mEq/L: nhức đầu, nôn ói, nhìn đôi, tri giác lơ mơ, dẫn tới hôn mê và xuất hiện các cơn co giật.
Nên nghĩ đến chẩn đoán SIADH khi BN có:
o Tình trạng giảm natri huyết tương
o Nước tiểu cô đặc tương đối (nồng độ thẩm thấu lớn hơn 300 mmol/kg)
o Không có biểu hiện phù, hạ huyết áp tư thế hoặc mất nước
Chẩn đoán xác định SIADH bằng cách định lượng ADH trong huyết tương hoặc nước tiểu.
Hội chứng sau cắt đốt nội soi tiền liệt tuyến: nếu dung dịch ròng là glycine, có thể biểu hiện bằng các triệu chứng tim mạch và thần kinh: hạ huyết áp, chậm nhịp tim, rối loạn thị lực và mù tạm thời.
1.3.3-Điều trị:
1.3.3.1-Trường hợp giảm thể tích:
Nguyên tắc chung:
o Trước tiên, khôi phục lại nồng độ thẩm thấu bình thường của dịch thể
o Tiếp theo, khôi phục lại thể tích bình thường của dịch thể
o Sau cùng, bổ sung các điện giải khác bị mất và điều chỉnh rối loạn kiềm toan nếu có
Giảm natri huyết tương mức độ nhẹ (Na+ huyết tương = 120-135 mEq/L): dùng dung dịch NaCl 0,9%. Na+ huyết tương nên được tăng từ từ, khoảng 0,3 mEq/L/giờ và không quá 8 mEq /L trong 24 giờ đầu tiên.
Khi Na+ huyết tương < 120 mEq/L, nên sử dụng dung dịch NaCl 3%, mức độ tăng khoảng 1-2 mEq/L/giờ cho đến khi Na+ huyết tương lên đến giới hạn an toàn (120-130 mEq/L).
Giảm natri huyết trầm trọng (Na+ huyết tương < 110 mEq/L hoặc bệnh nhân lơ mơ, hôn mê, co giật…), có thể cho phép mức độ tăng tối đa 5 mEq /L/giờ cho đến giới hạn an toàn.
1.3.3.2-Trường hợp tăng thể tích:
Nguyên tắc chung:
o Giới hạn muối và nước trong chế độ ăn uống hằng ngày
o Điều trị giảm kali huyết và thúc đẩy sự bài niệu mà trong đó bài niệu nước vượt trội hơn bài niệu natri.
Cụ thể:
o Lượng nước nhập hằng ngày nên thấp hơn lượng nước tiểu
o Theo dõi thân trọng hằng ngày để đánh giá hiệu quả điều trị
o Sử dụng thích hợp thuốc lợi tiểu quai (furosemide) cũng như điều chỉnh sự thiếu hụt kali
1.3.3.3-Điều trị đặc hiệu:
1.3.3.3.1-Bồi hoàn nước và natri ở bệnh nhân tiểu đường bị nhiễm ketone và tăng áp lực thẩm thấu:
Dung dịch bắt đầu nên là NaCl 0,9%. Trong 2-4 giờ đầu tiên, tốc độ truyền được duy trì 5 mL/kg/giờ nếu bệnh nhân bị thiếu hụt thể tích nhẹ (khát nước, khô niêm mạc hầu họng), 10 mL/kg/giờ nếu thiếu hụt thể tích trung bình, 15 mL/kg/giờ nếu thiếu hụt thể tích trầm trọng (sốc, hoại tử ống thận cấp, nhiễm toan lactic).
Các dung dịch đại phân tử được dành cho những trường hợp sốc nặng (tốc độ 10 mL/kg/giờ, có thể gấp đôi nếu không thấy hiệu quả), và truyền cùng lúc với dung dịch NaCl 0,9%.
Sau 2-4 giờ, giảm tốc độ truyền xuống ½, trừ trường hợp huyết động học chưa ổn định. Chuyển sang truyền dung dịch NaCl 0,45% nếu Na+ huyết tương tăng và bệnh nhân không có biểu hiện phù não.
Khi đường huyết giảm xuống tới mức 250 mg/dL, bắt đầu truyền dung dịch Glucose 5%.
Sau 4 giờ, nếu bệnh nhân không nôn ói, bắt đầu cho bệnh nhân uống (100-200 mL/giờ) đồng thời giảm lượng dịch truyền tương ứng.
1.3.3.3.2-SIADH:
Chủ yếu là hạn chế nước nhập hằng ngày (800-1000 mL), cung cấp đủ muối kết hợp với điều trị căn nguyên.
Dung dịch muối ưu trương dành cho những trường hợp nặng, có dấu chứng thần kinh.
Demeclocycline là chất ức chế tác dụng của ADH, có thể được sử dụng trong thời gian dài (600-900 mg/ngày).
Furosemide có tác dụng đối kháng với ADH (làm giảm tính ưu trương của tuỷ thận) có thể sử dụng kết hợp với dung dịch muối ưu trương trong trường hợp cấp cứu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét